Vua Hàm Nghi tuổi trẻ chí lớn.
Vua Tự Đức mất (19-7-1883) để di chiếu cho con nuôi trưởng là Ưng Chân nối ngôi. Việc triều chính được giao cho ba phụ chính đại thẩn là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Hai ông Tường và Thuyết gắn bó với nhau, lại nắm quyển ngoại giao và lực lượng võ trang nên hai ông quyết định mọi việc đối nội và đối ngoại của triều Nguyễn. Từ đây bắt đầu thòi kỳ rối ren nhất của triều đinh nhà Nguyễn.

Bốn tháng 3 vua lên ngôi
Lấy lý do tập trung ý chí cho việc đại tang và đối phó vói sự đe dọa xâm lược của thực dân Pháp từ bên ngoài, những đại thần và hoàng gia không được lòng hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đều bị loại bỏ. Trong trong vòng 4 tháng (từ tháng 7 đên tháng 11-1883), hai ông đã tôn lên và phế bỏ đên 3 ông vua:
- Vua Dục Đức (Ưng Chân, sinh năm 1853 1 con nuôi trưởng của vua Tự Đức), làm vua ba ngày (khoảng từ 20 đến 23-7-1883);
- Vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hổng Dật, sinh năm 1847 em vua Tự Đức), làm vua trong vòng 4 tháng (từ 30 -7- 1883 đên 29-11-1883);
- Vua Kiến Phúc (Ưng Đăng, sinh năm 1869 – con nuôi của vua Tự Đức), làm vua 6 tháng (từ tháng 12-1883 đến tháng 6-1884).
Trong vòng bốn tháng mà có đên 3 ông vua thay nhau ngồi trên ngai vàng là một chuyện bất thường. Lúc đó, Kinh đô Huế sau Hòa ưóc Harmand (1883), phía nam sông Hưong lại dựng lên Tòa Trú sứ thuộc quyền của Pháp. Đau xót trước hoàn cảnh rối ren ấy, một nhà Nho vô danh đã dùng tên hai ông quyền thần (Tôn Thất) Thuyết và (Nguyễn Văn) Tường ây viết nên câu đối còn truyền tụng cho đên ngày nay:
Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
Tứ nguyệt tam vưong, triệu bất tường.
(Một con sông (Hương) hai nưjyớc (Vĩệt-PHáp) khó bế nói năng
Bốn tháng ba vua là điều không tốt’).
Vua Hàm Nghi lên ngôi
Vua Kiến Phúc “trị vì” được 6 tháng rồi cũng băng hà với nhiều nghi vẩn là bị hai quyền thân ám hại. Vua Kiến Phúc mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tụ Đức là Chánh Mông (Nguyễn Phúc Ưng Biện, sinh năm 1864) lên ngôi, nhưng hai quyền thần lại sợ lập một vị vua lớn tuồi sẽ mất quyền hành nên hai ông chọn một người trẻ tuổi không phải là con nuôi cùa vua Tụ Đức nhưng là em ruột của vua Kiến Phúc đó là Ưng Lịch (sinh năm 1871). Ưng Lịch là một người có yếu tố về dòng dõi, nhung lại có cuộc sông bình dân, trẻ tuổi, hai quyền thần có thể định hướng về đại cuộc của đất nước theo hai ông một cách dễ dàng.
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyền Phúc Ưng Lịch, con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyền Phúc Hồng Cai và bà Phan Thi Nhàn, em khác mẹ với vua Kiến Phúc và vua Đổng Khánh sau này.
Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh thanh bần, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy từ tế như hai anh trong cung vua. Khi thấy sử giả dến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 thảng 6 năm Giáp Thân, tức ngày 2/8/1884 Ưng Lịch được dìu di giữa hai hàng thì vệ , tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ đăng quang, đặt niên hiệu là Hàm Nghi . Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi

Khâm sứ Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến Pháp đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làm bằng chữ Hán. Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó họ đi cửa chính vào điện Thái Hòa làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. Công việc đầu tiên mà vua Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hưóng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ Toà Khâm sứ ở bờ Nam sang điện Thái Hòa ở bờ Bắc sông Hương làm lễ tôn vương cho nhà vua. Đây là thắng lợi của triều đình Huế đã đạt được trong việc bảo vệ ngai vàng của Hàm Nghi. Đối vói người Pháp thì sau những yêu sách, đòi hỏi bất thành, họ đành phải nhân nhượng để tránh thêm những rắc rối mối bằng cách chấp nhận sự việc đã rồi.

Tranh do cụ Tôn Thất Sa vẽ theo một bức tranh lưu giữ trong Phòng họp Viện Cơ mật
Lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gổm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyên trưởng Wallarmé cùng 185 sĩ quan binh lính vượt sông Hưong kéo qua Đại Nội Huế. Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối đi ở giữa (lối chỉ dành cho vua đi), nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác phải đi qua cửa hai bên. Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ “thụ phong” cuối cùng cũng kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất Thuyết đã ngẩm cho quân lính đóng cửa Ngọ Môn lại nên đoàn Pháp đành phải ra về qua cửa Hiên Nhơn ở phía đông.
Nhìn nhận về sự kiện này, nhà văn Pháp Marcel Gaultier đã viết cuốn sách Ông vua bị đày (Le Roi Proscrit) rằng: (dịch nghĩa)
“Vua Hàm Nghi đã giữ được tính châĩ thiêng liêng đôĩ với thần dân của mình. Vô tình vị vua trẻ tuôĩ đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quân tại Huế, triều đình An Nam vẫn biếu dương một thái độ không hèn. Thái độ ây do hội đồng phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại ngưòi Pháp] không nói ra bằng lời…”
(Ainsi Hàm-Nghi conservait aux yeux du peuple son caractère sacré. Le petit prince, venait, sans s’en douter, de marquer par un acte don’t le retentissement dans l’empire allait etie considérable, sa vonlonté de demeurer indépendant et de subir hautainement la présence des Français à Hue)

Năm sau 1885, Thống tướng De Courcy được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng De Courcy muốn vào yết kiên vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể đoàn tùy tùng có đên 500 lính đi vào bằng cửa Ngọ Môn là cửa chỉ dành riêng cho vua. Triều đình Huế xin mời các bậc tướng lĩnh đi cửa chính Ngọ Môn còn toàn thể quân lính đi vào băng cửa hai bên, đúng với nghi thức triều đình đã định từ xưa đến nay. Nhưng De Courcy nhât định không chịu và thư qua từ lại gây sách nhiêu đủ điều.