• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Sự Kiện Lịch Sử / Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 5)

Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 5)

29/02/2016 by Lịch Sử Việt Nam

Vua Hàm Nghi ở chốn lưu đày

vua-ham-nghi-va-nhung-tac-pham-dieu-khac

Như nhiều tài liệu đã viết: Chiều ngày 13-12-1888, vua Hàm Nghi được đưa xuống tàu Biên Hòa – một tàu vận tải binh sĩ, lên đưòng qua Algérie – một thuộc địa của Pháp ỏ Bắc Phi. Dọc đường thái độ vua Hàm Nghi thật bình thản. Bốn ngày đầu, ông nằm trong phòng đọc sách, không hề bước chân ra ngoài. Từ ngày 17-12-1888 trở đi, nhà vua mới bỏ thái độ lạnh nhạt, thù hận với viên Trung tá phó Hạm, và bắt đầu có một nụ cưòi vói các sĩ quan bộ binh Pháp – có vài người nói được tiếng Việt

Bắt đầu cuộc sống lưu đày nơi xứ người

Chỉều ngày Chủ nhật, 13-1-1889, sau hành trình đúng một tháng, tàu Biên Hòa cặp bến Alger – Thủ đô của nước Bắc Phi Algéríe. Toàn quyền Pháp cử một đại tá cùng với một trung đội lính Lê Dương (Légion Étrangère) ra bến tàu Alger làm dàn chào đón ông. Nghe tin vua Hàm Nghi bị đày sang Algérie, một số học sinh người Việt Nam tại Alger tìm đến chào Ngài, trong đó có sinh viên Y khoa Nguyễn Khắc Cẩn. Ông này đã ở Algérie 10 năm nên quên hết tiếng Việt. Ông Cẩn nhờ người thông ngôn vua Hàm Nghi mới hiểu.

Mười ngày đầu, vua Hàm Nghi tạm trú tại L’hôtel de la Régence (Tòa Nhiếp chính). Sau đó, ông được giao một ngôi nhà khá tiện nghi, trước có một khoảng sân rộng, chung quanh là vườn hoa, thuộc làng El-Biar, trên dãy đồi Mustapha Supéreur, cách Alger chừng vài cây số. Lối đi từ trong nhà ra có hai rặng thông, trên hàng rào chân song sắt treo tấm biến mang ba chữ Villa des Pins (tạm dịch: Biệt thự Ngàn Thông). Grosselin đã đến viếng và cho rằng ngôi nhà rất riêng tư, khoáng đãng, [Theo bà Như Lý vào năm 1943, Villa des Pins dành cho tướng De Gaulle đặt bản doanh của Pháp tranh đấu (France Combattante) tại Bắc Phi. Tiếp sau tướng De Gaulle là tướng Giraud. Đến năm Algérie được độc lập (1962), Villa des Pins lại được trưng dụng làm nhà riêng cho Đại sứ Liên Xô].

Toàn quyền Algérie cử bà Marie Jeanne Delorme (1852- 1941) lớn hơn vua Hàm Nghi gần 20 tuổi làm quản gia cho ông. Và, có lẽ bà này cũng được giao kiêm nhiệm luôn việc theo dõi “người tù chính trị” Hàm Nghi.

Ngày 24-1; Toàn quyền Tirman tiếp kiến và mời vua Hàm Nghi ăn cơm gia đình. ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, ông nhận được tin thân mẫu là bà Phan Thị Nhàn (vợ thứ của Hổng Cai, hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị) – mẹ ruột Cựu hoàng, đã từ trần vào ngày 21-1-1889 tại Huế. Thân phụ mất (1876) lúc vua Hàm Nghi mới năm, sáu tuổi. Đến nay lại được tin thân mẫu qua đời nữa, ông đau khố vô cùng. Ngay tối đó, chứng sốt rét đã hành hạ

chan-dung-vua-ham-nghi-nhung-nam-dau-o-algerie
Chân dung vua Hàm Nghi những năm đầu ớ Algérie.

vua Hàm Nghi suốt ba năm sống trong rừng lại tái phát. Cơn sốt làm cho ông mê man đến mấy ngày. May nhờ có bác sĩ giỏi chữa nên nhà vua bình phục dần dần. Sau đó ông tập đi xe đạp, học vẽ và làm quen vói chiếc máy chụp hình để khuây khỏa nỗi lòng nhớ nhà, nhớ nước.

Gần mưòi tháng tiếp đó, vua Hàm Nghi không chịu học tiếng Pháp. Ông cho rằng tiếng Pháp là thứ tiếng của dân tộc đã cướp nước An Nam, không học làm gì. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh.

ham-nghi-cua-hoang-an-nam
Chú thích dưới tấm ảnh gốc: ” Hàm Nghi, Cựu hoàng An Nam, tù nhân của Pháp ở Alger.- Tranh của ông Vuỉllier, vẽ theo một ký họa của ông Jean Locquart

Đế hiểu rõ hơn con người của vua Hàm Nghi lúc bấy giờ như thế nào, xin trích một đoạn báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề “Le Roi d’Annam” từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật và được nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chinh sưu tập và dịch như sau:

Khi bị đi đày, “Cựu hoàng đòi cho người nhà của ông được đi theo bao gồm một thông ngồn, một quản gia và người đầu bếp. Hàm Nghi nay đã 19 tuổi có nước da vàng giống như những người đồng chủng khác với đôi mắt tuy hơi nhỏ nhưng sáng và lanh lợi đầy vè thông minh. Lưỡng quyền ông hơi cao tương ứng với khuôn mặt trái xoan khá thanh tú. Dáng người nhỏ nhắn còn non nớt và không có râu. Chúng tôi tặng ông một bức chân dung mà bức ảnh này đã rất khó khăn mới có được vì vua Hàm Nghi không chịu chụp hình theo lệnh của viên thống đốc.

Nhà vua mặc quần dài bằng vải trắng rộng quá khố trông thấu đôi vớ bằng lụa màu. Ông đi dép bằng da và nhung, trang trí chữ vàng và thêu thùa tỉ mỉ. Khi ở nhà vua Hàm Nghi chỉ mặc áo cánh hay áo dài màu xanh dương, trông tương tự như y phục đàn bà.”

Sống ở Alger một thòi gian, nhà vua thấy người Pháp ở Algérie không giống như người Pháp thực dân ở xứ An Nam, không những họ không thù hận ông mà trái lại họ còn quý mên và giúp đõ ông. Đên tháng 11-1889, ông chịu học tiêng Pháp vói Sư huynh Néopol (ông này vê sau qua Việt Nam, dạy học ở trường Pellerin và mất ở Huế khoảng năm 1912) . Tiền học phí 75 quan mỗi tháng; mỗi ngày học một tiếng rưỡi, ngoại trừ thứ năm và Chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tập thể dục mỗi ngày 2 tiêng rưỡi. Nhờ thế mà sức khỏe của ông được phục hồi dần dần. Vua Hàm Nghi vẫn giữ chiếc áo dài đen và cái búi tó trên đầu, nhưng những lần đi săn chung với Toàn quyền Tirman, ông bắt đầu ướm thử Âu phục. Dân bản xứ gọi ông là Prince d’Annam (Hoàng thân An Nam).

Trải qua 10 năm (1899) ở biệt thự Ngàn Thông trên đất Alger, vua Hàm Nghi đã học giỏi tiêng Pháp và văn minh văn hóa Pháp. Ông nói và viết tiếng Pháp giống như người Pháp. Tuy nhiên, ông luôn nói tiêng Việt và ăn cơm Việt Nam với những người bên Việt Nam cử qua. Có lần người ta nói đến lịch sử của nước Pháp và ca ngợi nước Pháp hết lời, vua Hàm Nghi đáp lời:

-“Lịch sử nước Pháp rất hấp dẫn tôi, nhưng lịch sử của nước tôi cũng hấp dẫn tôi không kém !” (L’Histoire de France me charme; mais celle de mon pays est bien belle aussi)

Vua Hàm Nghi rất thích vẽ tranh

Vua Hàm Nghi giao du quen thuộc với nhiều ừí thức nói tiếng Pháp. Nhiều quan chức cao cấp của Pháp rất họng nể tình thần yêu nước và phong cách sống phương Đông của ông. Vua Hàm Nghi rất thích chụp ảnh, đi xe đạp ra vùng nông thôn để vẽ tranh.

vua-ham-nghi-va-nhung-tac-pham-dieu-khac
Vua Hàm Nghi và những tác phẩm điêu khắc (ảnh chụp năm 1935 tại biệt thự Gia Long. EL Biar Alger, tư liệu của hậu duệ

Ông De Varingi, phóng viên báo Le Temps đã đến thăm vua Hàm Nghi và đã mô tả chỗ làm việc của nhà vua như sau:

“Một phòng rộng lát đá hoa. Noi đây vua Hàm Nghi thích hơn cả và Ngài làm việc suốt ngày ở đó. Trên bàn sách, báo ngốn ngang, các họa phẩm treo đầy trên tường. Trên giá vẽ còn nhiều bức đang dở dang. Rồi nào chỗ đánh đàn, nào máy ảnh. Những vật ấy làm lộ rõ cái chí ham hiểu biết, ham sáng tạo của Ngài…“, (…un vaste piece dallée de marbre… .C’était aussi la piece préférée du prince, celle où il passait presque tout son temps. Des livres sur une table, des tableaux, des grisailles, des dessins aux murs, des chevalets supportant des toiles inachevées, des pupitres à musique, des appareils photographiques dénotaitent un esprit curieux, avide de comprendre, de savoir, de créer….»

tranh-phong-canh-thon-trang-cua-vua-ham-nghi
Tranh phong cảnh thôn trang của vua Hàm Nghi lưu giữ tại lâu đài De La Nauche

Công chúa Như Lý cho phép tôi được chụp lại những bức tranh của Vua Hàm Nghi

Nói vể tranh của vua Hàm Nghi, tôi được biết nhờ sự vận động của những viên chức cao cấp của Pháp ở Algérie, năm 1899 vua Hàm Nghi được qua thăm Pháp. Trong những ngày tham quan Thủ đô Paris, ông được xem hiển lãm tranh của Paul Gauguin (1848-1903) và rất thích tranh Gauguin cho nên tranh của ông chịu ảnh hưởng của phong cách Gauguin.Công chúa Như Lý cho phép tôi được chụp lại bức tranh của vua Hàm Nghi dưới đây.

buc-tranh-chieu-ta-cua-vua-ham-nghi
Bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi bán đấu giá được 8.800 EUR ở Paris năm 2010

Cũng được biết Gauguin có thời giao thiệp với vua Hàm Nghi và Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm (1875-1929) khi Gauguin rời nước Pháp sang sống ở Tahiti. Tôi không hiểu tranh của vua Hàm Nghi chịu ảnh hưởng của của họa sĩ Gauguin như thế nào và tôi đã xem được một bức tranh cảu Gauguin tại Bảo tàng Orsay rất đẹp. Dù tôi không chuyên về mỹ thuật nhưng cũng thấy được tranh của vua Hàm Nghi nằm trong “trường pháu” của Gauguin.

Tôi hỏi Công chúa Như Lý:

– “Kính thưa bà, tài sản của vua Hàm Nghi để lại có những gì quý giá nhất?”

Công chúa Như Lý cho biết:

– “Tài sản của vua Hàm Nghi để lại quý giá nhất là tranh. Vua Hàm Nghi vẽ rất nhiều tranh. Gia đình chưa bao giờ bán tranh của vua Hàm Nghi cả. Tuy nhiên, Công Chúa Như Mai gặp lại những người đã từng yêu mến vua Hàm Nghi , bà thường lấy tranh của vua cha tặng cho họ để kỉ niệm”.

Bài viết trích của nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân

Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 5)
4.8 (96%) 5 votes

xem thêm

  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 6)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 3)
  • Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 1)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 4)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 8)
  • Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 3)
  • Bí ẩn về kho báu tuyệt mật của vua Minh Mạng
  • Triều đại nhà Nguyễn
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 2)
  • Những hàm oan nghiệt ngã trong cuộc đời công chúa Ngọc Hân
  • Long mạch của vương triều Tây Sơn
  • Lệ “tứ bất” của triều Nguyễn có thực sự tồn tại?

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Sự Kiện Lịch Sử

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam