• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Sự Kiện Lịch Sử / Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn

Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn

24/11/2016 by Lịch Sử Việt Nam

Bộ mặt của một nhà nước phong kiến ngoài kinh tế, chính trị, giáo dục còn thể hiện trong văn hóa mặc. Mỗi một triều đại đi qua đều để lại những dấu ấn riêng biệt về phong cách, đặc điểm trang phục cung đình, và hoàng gia triều Nguyễn cũng vậy. Thậm chí, vấn đề y phục ở triều đại này còn được biên soạn trong quyển 78 và 242 để luận về việc ăn mặc của các bậc vua chúa, quý tộc, tập hợp trong Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ.

mu-vua-nha-nguyen
Chiếc mũ vua nhà Nguyễn đội khi thiết triều

Mục Lục

  • 1 Về chất liệu
  • 2 Phụ kiện
  • 3 Họa tiết
  • 4 Phân loại
  • 5 Hình ảnh trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • 6 xem thêm
  • 7 Bình Luận

Về chất liệu

Trang phục của các thành viên trong Hoàng tộc đều được may từ loại vải cao cấp, triều đình nhà Nguyễn phải mua từ Trung Quốc, trong đó gấm đoạn thường mua ở Nam Kinh và Giang Nam. Theo ghi chép của tác giả G. Devéria trong cuốn “Histoire des Relations de la Chine avec l’Annam – Việtnam du XVIe au XIXe siècle”, khi sứ thần nhà Nguyễn khi đến Nam Kinh để mua lụa, triều đình nhà Thanh không phản đối, nhưng đây lại là hoạt động mua bán tư nhân, các nhà buôn bản địa đã lợi dụng để tăng giá vọt lên. Việc này đã gây tranh cãi  nên quan lại phải nhúng tay vào. Kể từ đó, nhà Thanh buộc sứ thần An Nam nộp cho nhà chức trách danh sách mặt hàng cần mua. Chính quyền Trung Hoa sẽ chịu nhiệm vụ mua hàng cho các sứ thần. Thế nhưng, trước nay nhà Thanh nói riêng và Bắc triều nói chung luôn coi nước Việt là chư hầu nên không muốn bán gấm lụa màu vàng (màu  Long bào của Hoàng đế Trung Hoa) cho phía Việt Nam. Bởi vậy, từ thời Thiệu Trị về sau, nhà Nguyễn đã đặt hàng ở Hà Đông, các hộ chuyên dệt lụa, gấm màu vàng phục vụ cho triều đình. Nhà nước cũng có thêm nguồn vải lụa khác khi yêu cầu các hộ dệt vải lụa truyền thống ở một số vùng khác nộp các sản phẩm dệt cao cấp thay cho tiền thuế.

Phụ kiện

Vàng bạc, đá quý … là những phụ kiện ưa thích của hoàng gia Nguyễn, gắn lên trang phục để tôn lên vẻ sang trọng và uy nghiêm. Trong sách Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ có ghi, chiếc mũ mà vua đội lúc thượng triều bàn việc lớn được gắn 31 hình rồng bằng vàng; 30 đóa hoa vuông tọa trên khảm ngọc, đính thêm 140 hạt kim cương và trân châu. Còn mũ của hoàng hậu có 9 con rồng, 9 con phượng bằng vàng, 4 trâm bạc có gắn tổng cộng 198 hạt trân châu cùng 231 hạt pha lê… Tất cả đều là sản phẩm thượng hạng.

Họa tiết

long-bao-vua-dong-khanh
Chiếc long bào của Vua Đồng Khánh được phục chế lại

Áo và mũ vua có thêu hình rồng, áo các hoàng nam là lân, trang phục hoàng hậu thêu hoa và chim phượng (có 3 dải đuôi), áo công chúa thêu chim loan (khác chim phượng ở chỗ chỉ có 1 dải đuôi).

Cùng là rồng nhưng rồng trên áo vua thì có 5 móng; trên áo của Thế tử là rồng 4 móng. Và nếu trên áo vua, hậu trang trí những con rồng có dáng vẻ uy nghi, đường bệ thì trên áo mũ của hoàng thân, tôn tước chỉ được phép là những con mãng, con giao (các hóa thân ở thứ bậc thấp hơn của rồng). Trên áo mão của hoàng thái hậu và hoàng hậu trang trí hoa văn đoàn phượng (tức chim phượng uốn lượn trong hình tròn), với những đường nét sinh động, được thêu dệt công phu thì trên áo của công chúa và cung giai đã được biến tấu thành chim loan, chi tiết đi kèm cũng không nhiều bằng. Ngoài ra còn có họa tiết là chữ Hán và cũng có sự phân hóa. Với áo vua, các chữ Phúc, Lộc, Thọ được theo nổi, to rõ theo lối chữ triện, được nạm trân châu hay thêu kim tuyến. Trong khi các chữ này trên áo phụ nữ thường nhỏ hơn và dệt chìm trên mặt vải, thường phác họa bằng chữ chân và không đính gì.

Phân loại

Xét về mục đích, hoàn cảnh, thời tiết thì trang phục của vua chúa được chia ra thành các loại: trang phục đại triều hay thường triều; trang phục nghi lễ hay thường phục; trang phục các mùa… với những tên gọi khác nhau.

Nói tới nghi lễ nhất định không thể nhắc tới lễ tế Nam Giao. Trong dịp này, áo gọi là cổn, màu đen, tay áo được may rất rộng, thêu lưỡng long triều nhật dọc theo hai vạt trước, đầu vua đội miện (chính là mũ). Trong hội tịch điền, đích thân nhà vua sẽ phải xuống ruộng, trang phục bớt rườm ra, phô trương hơn. Đó là  áo sa kép màu gạch non, có các chi tiết rồng nhỏ ẩn mình trong mây.          

Có thể khẳng định phục sức hoàng tộc Nguyễn phải tuân theo những quy định rất nghặt nghèo, phân định rõ ràng vai vế, thứ bậc, đẳng cấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn về sau, trang phục của các vị vua không những không mang hồn nước, hồn dân tộc mà còn pha tạp. Điển hình là phong cách ăn mặc lòe loẹt, dị hợm của vua Khải Định.  Trong khi áo  thêu rồng, mây, sóng nước chằng chịt thì cổ tay lại giống áo sơ mi. Đầu đội nón chóp. Chân đi giầy da đen bóng kiểu Âu nhưng lại thêu rồng. Đeo kiếm Tây nhưng vỏ kiếm lại chạm các hình hoa lá phương Đông… Trang phục vua chúa nhà Nguyễn dần dần thụt lùi bởi mất đi chất văn hóa, mà thay vào đó là sự phô trương thái quá.

Hình ảnh trang phục hoàng gia nhà Nguyễn

Trang phục của Vua

long-bao-vua
Long bào vua mặc khi thiết lễ đại triều
hoang-bao-vua
Hoàng bào Vua mặc khi thường triều
long-con-vua
Long cổn Vua mặc trong các buổi tế lễ ở các miếu
long-con-vua
Long cổn Vua mặc trong lễ tế Nam Giao, tức lễ tế trời đất, lễ tế quan trọng nhất của triều đình

Trang phục của Hoàng Hậu và Hoàng Thái Hậu

phuong-bao-hoang-hau
Phượng bào Hoàng Hậu mặc lúc thiết lễ đại triều
doan-phuong-nhat-binh-hoang-hau
Đoàn phượng nhật bình Hoàng Hậu mặc khi thường triều
ao-sa-kep-xuan-ha-hoang-hau
Áo sa kép xuân hạ của Hoàng Hậu
ao-sa-kep-xuan-ha-cua-hoang-thai-hau
Áo sa kép xuân hạ của Hoàng Thái Hậu mẹ của Vua

Trang phục của Hoàng Tử và các Công Chúa

mang-bao-hoang-tu
Mãng bào Hoàng Tử mặc lúc thiết lễ đại triều
mang-lan-hoang-tu
Mãng Lan, Hoàng Tử mặc trong các buổi lễ
ao-sa-kep-cua-hoang-tu
Áo sa kép của Hoàng Tử
ao-doan-loan-nhat-binh-cua-cong-chua
Áo đoàn loan nhật bình của công chúa
ao-sa-kep-xuan-ha-cua-cong-chua
Áo sa kép xuân hạ của công chúa

Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
4.4 (88.24%) 17 votes

xem thêm

  • Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 2)
  • Hình ảnh lễ tang vua Khải Định
  • Kị húy dưới thời nhà Nguyễn
  • Lăng Từ Dụ (Xương Thọ Lăng)
  • Hình ảnh Vua Bảo Đại và lễ tế Đàn Nam Giao năm 1935
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 1)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 8)
  • Hình ảnh Hà Nội xưa (1884-1885) qua ống kính bác sĩ Hocquard
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 2)
  • Vua Thiệu Trị và những giai thoại thú vị
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 4)

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Hình Ảnh Lịch Sử, Sự Kiện Lịch Sử Tagged With: Trang phục cung đình nhà Nguyễn

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam