• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Sự Kiện Lịch Sử / Long mạch của vương triều Tây Sơn

Long mạch của vương triều Tây Sơn

07/06/2016 by Lịch Sử Việt Nam

Trong quy luật lịch sử, sự phát triển và suy vong của triều đại nào rồi cũng sẽ có những lúc cao trào rồi thoái trào. Khi một vương triều chấm dứt sứ mệnh lịch sử của mình thì một triều đại mới sẽ lại được mở ra, cứ thế nối tiếp nhau trong thời kì phong kiến. Ngoài nhiều yếu tố cộng hưởng, việc cho ra đời một triều đại được tin là còn phụ thuộc mạnh mẽ vào yếu tố phong thủy. 

day-hoanh-son-nhin-tu-ha-tinh
Dãy Hoành Sơn nhìn từ Hà Tĩnh

Hoành Sơn – mảnh đất đế vương

Hoành Sơn chính là núi Ngang, dãy núi này có đỉnh cao  nhất lên đến 1044 m. Núi Ông Bình làm hậu chẩm, núi Ông Đốc thì có thế “hổ phục”, đầu ngước lên Hoành Sơn. Nơi đây tích tụ cả hai yếu tố “hổ cứ” một ngôi chùa thờ Phật ở triền Bắc nghĩa “hổ và “long bàn” là hai nhánh của con sông Côn, hợp nhau tại địa đầu thôn Phú Phong, tựa như ôm trọn vào lòng cuộc đất của Hoành Sơn.

Cùng một huyệt tốt – thù địch thấu gan?

“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” hay “Hoành Sơn nhất đái khả dĩ dung thân” – câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến vùng đất Thuận Hóa trở thành nơi phát tích của nhà Nguyễn. Vào thời điểm ấy, nhìn thấy những nguy hiểm đang đe dọa lên tính mạng từ người anh rể Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã nghe theo lời tư vấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin vào trấn thủ xứ Thuận Hóa (chiếu theo địa đồ ngày nay thì tương ứng với địa bàn từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế). Từ đó, các chúa Nguyễn gây dựng và phát triển sự nghiệp theo hướng Nam tiến.

Tuy nhiên cũng tồn tại một “Hoành Sơn” khác nằm sâu về phía Nam (tỉnh Bình Định) vốn là đất dựng nghiệp của Tây Sơn Tam kiệt. Núi Hoành Sơn lan tỏa theo hướng quốc lộ với hai dòng suối (Đồng Tre và Chi Lưu) đưa nước uốn khúc dưới chân. Tương truyền, hài cốt của ông bà Nguyễn Phi Phúc – phụ mẫu của Anh em nhà Tây Sơn tam kiệt, gồm ba người là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ  được chôn cất ở đó. Thế nhưng không ai biết chính xác ngôi mộ tọa lạc tại vị trí nào trên vùng núi mênh mông này.

day-hoanh-son-phia-xa-binh-dinh
Dãy Hoành Sơn phía xa Bình Định

Thậm chí đến tận bây giờ, nơi huyệt táng ông bà Nguyễn Phi Phúc vẫn nằm trong vòng bí ẩn, khơi gợi trí tò mò của giới nghiên cứu phong thủy. Mặc dù vậy, dựa trên các ghi chép lịch sử cùng những câu chuyện truyền miệng tại địa phương, chúng ta biết đến tối thiểu hai sự tích nói đến long mạch của nhà Tây Sơn như sau:

Khoảng giữa thế kỷ XVIII, có một thầy phong thủy từ Bắc quốc đã lặn lội đường xa đến tận Bình Định để tìm long mạch và huyệt kết thuộc vùng Hoành Sơn. Biết được chuyện này nên Nguyễn Nhạc đã theo dõi. Ông thầy Trung Hoa đã lấy hai cây trúc lén cắm ở hai nơi trên triền núi Hoành Sơn để dò huyệt địa, rồi bỏ đi mất một thời gian. Nguyễn Nhạc quan sát và thấy một trong hai cây trúc bị chết, tàn lụi, còn cây trúc kia vẫn mơn mởn sức sống. Ông liền nhổ hai cây trúc đem tráo vị trí cho nhau. Ít lâu sau, thầy địa lí quay lại để xem kết quả thử nghiệm ở Hoành Sơn thì thấy cả hai cây trúc đều khô chết, sinh ra thất vọng, nghĩ rằng đây không phải là đất phát vương nên bỏ đi biệt tăm. Đến lúc này, Nguyễn Nhạc mới LẤY hài cốt phụ thân đem chôn vào chỗ có cây trúc tươi.

Ngoài ra, còn tồn tại một dị bản khác, cũng liên quan đến ông thầy địa lí người Hoa. Chuyện kể rằng: Trong thời gian đến vùng Tây Sơn để dò tìm đất tốt, ông đã xin trú nhờ tại nhà Nguyễn Nhạc. Ngày nào cũng vậy, ông đi tìm kiếm khắp nơi trong vùng, mang theo chiếc la bàn, tấm vải điều màu đỏ cùng chiếc gậy làm từ gỗ của một cây đại thọ trăm tuổi. Ròng rã như thế, cuối cùng thầy đã kết thúc hành trình của mình tại hòn Hoành Sơn.

Thầy không ngờ rằng Nguyễn Nhạc đã lẳng lặng theo sau mình và biết được vị trí có huyệt kết. Khi ông thầy người Hoa quay về quê hương để đem hài cốt cha mẹ đến chỗ huyệt kết để táng, Nguyễn Nhạc liền tìm kế đánh đổi, “mượn oai hùm” để dọa thầy địa lí: Khi được ngày lành, “thầy Tàu lén đem chiếc tráp đựng hài cốt cùng địa bàn đi lên Hoành Sơn, vừa đến chân núi thì một con cọp to lớn ở trong bụi, gầm lên dữ dội, “nhảy ra vồ”. Ông này hốt hoảng, quăng cả tráp lẫn địa bàn (dụng cụ dò hướng đất) mà chạy. Vì không thấy cọp đuổi theo, thầy lập tức quay lại chỗ cũ. Tráp và địa bàn vẫn còn đó, thầm cảm ơn trời đất, thầy “vội trực chỉ lên” nơi long mạch đã tìm thấy. Xong xuôi công việc, thầy địa lí vui vẻ trở về nước, nhưng thầy chẳng thể hay rằng chiếc tráp được chôn lại đựng di hài Nguyễn Phi Phúc, còn  con cọp kia là do người đóng giả. (Dựa theo đoạn văn kể về sự tích phong thủy Hoành Sơn của nhà thơ Quách Tấn).

Cùng với câu sấm “Tây khởi nghĩa – Bắc thu công”, yếu tố huyệt phát đế vương đã tạo dựng niềm tin chiến thắng vững vàng cho nhà Tây Sơn. Dù chỉ  tồn tại trong 24 năm, kết cục vẫn bị Nguyễn Ánh đánh bại nhưng yếu tố phong thủy này vẫn được săn lùng để giải mã những truyền thuyết…

Long mạch của vương triều Tây Sơn
4.1 (82.86%) 7 votes

xem thêm

  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Tây Sơn ngũ thần mã, vó ngựa tung trời
  • Kị húy dưới thời nhà Nguyễn
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 5)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 6)
  • Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 1)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (Phần 1)
  • Hậu cung vua Gia Long
  • Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Lệ “tứ bất” của triều Nguyễn có thực sự tồn tại?
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Sự Kiện Lịch Sử

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam