• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Sự Kiện Lịch Sử / Lệ “tứ bất” của triều Nguyễn có thực sự tồn tại?

Lệ “tứ bất” của triều Nguyễn có thực sự tồn tại?

07/10/2016 by Lịch Sử Việt Nam

Nhà Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Dù vào thời điểm ra đời, hình thành và diệt vong, chế độ phong kiến trên thế giới đã vô cùng lỗi thời nhưng nhà Nguyễn với những chính sách hà khắc, những quy định ngặt nghèo, khi nhắc đến triều Nguyễn, người ta thường nói triều đại này đề ra “tứ bất” để đảm bảo quyền lực tối thượng của Hoàng đế, tránh sự thâu tóm quyền lực để duy trì sự ổn định của vương triều lâu dài. Vậy có cơ sở pháp lý nào khẳng định cho sự tồn tại của “tứ bất” dưới triều Nguyễn?

“Tứ bất” có nghĩa là bốn không – bốn điều cấm kị trong triều đình Nguyễn, cụ thể là: Không đặt chức tể tướng, không lấy đỗ trạng nguyên, không lập hoàng hậu và không phong Thái tử. Ngoài ra cũng có quan điểm thay không lập Thái tử bằng không ban tước Vương cho người trong hoàng tộc đang còn sống.

Theo bộ Lịch sử Việt Nam của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1971, tập 1 – trang 370 có viết chính Gia Long – vị vua khởi thủy của triều Nguyễn là người đề ra Tứ bất. Tuy nhiên, căn cứ vào các văn bản triều Nguyễn còn sót lại, không hề nhắc đến việc này.

Vậy Tứ bất có tồn tại hay không, chúng ta cùng xét lại từng điểm nghi vấn.

Mục Lục

  • 1 không lấy đỗ Trạng nguyên
  • 2 không lập Hoàng hậu
  • 3 không phong Thái tử
  • 4 không đặt chức Tể tướng
  • 5 xem thêm
  • 6 Bình Luận

không lấy đỗ Trạng nguyên

Thứ nhất về không lấy đỗ Trạng nguyên. Trên lí thuyết, một nước có vị thế được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó có người đỗ đạt cao, học vấn uyên thâm, để đủ sức gánh vác trọng trách. Và thực tế các vua Nguyễn có mong muốn như vậy không? Năm 1829, Minh Mệnh cho định lại phép thi Điện. Bộ Lễ tâu rằng các khoa trước (năm 1822 và năm 1826) duyệt quyển, phân ra các hạng ưu, bình, thứ. Các quan đề nghị theo phép thi Hội mới định, quy sang phân số, “duy văn đình đối sự lý quan trọng hơn, nên cho phân số nghiệt hơn một bực” (Nếu văn lý thi Hội được hai phân (điểm) thì Điện thí cho một phân).

truong-thi-nam-dinh-1897
Trường thi Nam Định năm 1897

Từ đó quy định lại: phàm ai được mười phân sẽ đạt Đệ Nhất giáp tiến sĩ cập đệ Đệ Nhất danh (Trạng nguyên); chín phân tương ứng với Đệ Nhất giáp tiến sĩ cập đệ Đệ Nhị danh (Bảng nhãn); tám phân được phong Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Tam Danh (Thám hoa); lần lượt bảy phân, sáu phân thì lấy đỗ Đệ Nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) còn nhỏ hơn hoặc ở mức năm phân thì đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ). Riêng trường hợp vua đặc cách cho đỗ là ngoại lệ. Thay vì bảng vàng đóng ấn “Hoàng đế chi bảo”, đổi thành đóng ấn “Khâm văn chi tỷ”.

Trước kia, các quan làm việc ở trường thi từ đầu là do Bộ Lại sao chép lời chỉ, đến thời Minh Mệnh phê duyệt cấp “Chiếu văn” để ứng dụng.

Năm 1829, vào Khoa thi Điện, Minh Mệnh cử Nguyễn Văn Trọng vào vị trí Giám thị đại thần; 4 người Lê Đăng Doanh, Phạm Huy Thực, Lê Văn Đức, và Hà Quyền đảm nhiệm khâu đọc quyển; còn là Ngụy Khắc Tuần cùng Vũ Phan có nhiệm vụ nhận quyển và duyệt quyển.

Sau hôm thi, Minh Mệnh thượng triều, vua nói với các quan: Chính quyền mới được khôi phục, xây dựng trường học, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng, chú trọng thi cử, tuyển sinh. Ông đã theo chỉ của vua cha Gia Long, đẩy mạnh tuyển dụng nhân tài. Hiềm nỗi “gần đây người học sâu rộng, im lặng không nghe thấy ai”, phải chăng “dưới hang núi người hiền đi không trở lại”, và ngờ rằng đó là nguyên nhân khiến người tài hao hụt.

Từ đây ta có thể khẳng định các vua Nguyễn mong muốn cầu hiền, tìm ra được vị trạng nguyên nhưng không thành. Chính trong khoa thi năm 1829, không có ai đỗ Tam khôi. Ngược lại, số người đạt phân điểm sát nút bậc Tiến sĩ lại khá đông, nên vua đã đưa ra quy định mỗi khoa thi lấy thêm những người có phân điểm gần sát với Đệ Tam giáp, trong một bảng phụ (Phó bảng). Những người này tuy được chọn luôn trong kỳ thi đại khoa, nhưng không được đãi ngộ bằng như người đỗ Chính bảng.

Trải qua 39 khoa thi Hội (kể cả Ân khoa), dưới vương triều nhà Nguyễn, về văn lý chưa có thí sinh nào được vẹn mười phân điểm để vinh danh Trạng nguyên. Trong khi đó, Đệ Nhị danh và Đệ Tam danh cũng có một số người ghi tên bảng vàng, như Bảng nhãn Phạm Thanh, Thám hoa Nguyễn Văn Giao …  Phải chăng tình trạng này dẫn đến hiểu nhầm cho rằng nhà Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên?

không lập Hoàng hậu

Không lập Hoàng hậu khi vua còn tại vị (hoặc bà phi đó còn sống). Sử sách thường nói Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu ngay khi bước vào Hậu cung là một sự phá lệ của vua Bảo Đại. Đối chiếu với “Đại Nam thực lục” và  “Đại Nam chính biên liệt truyện” do Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép: Bà Tống Thị Lan, tự là Liên, người quê Tống Sơn (Thanh Hoá) được Gia Long lập làm vương hậu năm 1796, đến năm 1806 thì được phong Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

vua-bao-dai-va-hoang-hau-nam-phuong
Vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương sau ngày cưới 20/3/1934, Bà được phong Hoàng Hậu là một sự phá lệ của triều đình nhà Nguyễn

Bà Trần Thị Đang, tên huý là Kính, quê ở Văn Xá, Hương Trà, làm Thuận Thiên Cao Hoàng hậu – mẹ của vua Minh Mệnh sau này.

không phong Thái tử

Lịch sử triều Nguyễn vẫn có các Đông cung Thế tử như Nguyễn Phúc Cảnh – con của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, bị bệnh đậu mùa mất năm 1801 hay Nguyễn Phúc Bảo Long – hoàng nam của bà Nam Phương và vua Bảo Đại. Dù đến năm 1802 triều Nguyễn mới chính thức thành lập và thời đại của Nam Phương Hoàng hậu đã chịu ảnh hưởng từ Tây phương nhưng không nên suy diễn đó là lí do tồn tại ngôi vị Hoàng thái tử. Đến khi đất nước tao loạn, chính thức nằm dưới ách thống trị của thực dân, rối ren đến mức “tứ nguyệt tam vương” (4 tháng thay 3 vua Dục Dức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc) thê thảm hơn vua phải chịu án lưu đày ở châu Phi nên nhà Nguyễn suốt thời gian dài không có Hoàng hậu hay Thái tử là điều dễ hiểu.

hoang-tu-bao-long
Hoàng Tử Bảo Long

không đặt chức Tể tướng

Đúng là thời nhà Nguyễn không có chức Tể tướng  trong bộ máy triều đình. Vị trí ấy được thay bằng Hội đồng Nội các và Viện Cơ mật.  Thêm vào đó, từ thời Lê trung hưng đã không còn chức tể tướng nữa rồi.

Như vậy, không có cơ sở văn bản nào khẳng định nhà Nguyễn đề ra “Tứ bất”. Đây là đặc điểm người ta tự rút ra khi nhìn lại lịch sử triều Nguyễn, vấn đề này cần được nghiên cứu và đánh giá công tâm hơn!

Lệ “tứ bất” của triều Nguyễn có thực sự tồn tại?
4.3 (85.56%) 18 votes

xem thêm

  • Hình ảnh hiếm về lễ đăng quang của vua Bảo Đại
  • Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy)
  • Hồ Thị Chỉ và duyên tình trái ngang với 2 vị vua Nguyễn
  • Nam Phương Hoàng Hậu (Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan)
  • Lăng Từ Dụ (Xương Thọ Lăng)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 7)
  • Đức Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái Hậu)
  • Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 1)
  • Hình ảnh Vua Bảo Đại và lễ tế Đàn Nam Giao năm 1935
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 4)
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Sự Kiện Lịch Sử Tagged With: hoàng hậu, Đông Cung Hoàng Thái Tử, đông cung hoàng tử

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam