• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Lăng Tẩm Nhà Nguyễn / Lăng Dục Đức (An Lăng)

Lăng Dục Đức (An Lăng)

22/12/2015 by Lịch Sử Việt Nam

Lăng Dục Đức hay còn gọi là An Lăng đây là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng của 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái và vua Duy Tân. An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất làng An Cựu huyện Hương Thủy ngày nay thuộc phường An Cựu, TP Huế.

lang-duc-duc
Lăng Dục Đức ngày nay
Cong-an-lang
Cổng An Lăng hình chụp vào đầu thế kỷ 20

Mục Lục

  • 1 Sự ra đời của Lăng Dục Đức
  • 2 Quá trình xây dựng
    • 2.1 Khu vực lăng mộ
    • 2.2 Điện Long Ân
    • 2.3 xem thêm
    • 2.4 Bình Luận

Sự ra đời của Lăng Dục Đức

Ngày xưa dân gian thường có câu “sướng như vua”, nhưng với vua Dục Đức thì không như vậy. Sự ra đời của An lăng mà người ta gọi là lăng Dục Đức là kết quả của một dai đoạn lịch sử đầy những rối rắm éo le.

Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ung Chân con trai của Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y, ông được Vua Tự Đức nhận làm con nuôi, để rồi cuối cùng ông đã trở thành con tốt thí trong ván cờ chính trị lúc bấy giờ. Sau khi vua Tự Đức băng hà triều thần đã đưa Ung Chân lên ngai vàng vào ngày 19-7-1883, y theo di chiếu truyền ngôi của vua Tự Đức. Chưa kịp đặt niên hiệu, vị vua trẻ được gọi tên theo tên tư thất của mình là Dục Đức đường, nhưng chỉ 3 ngày sau vua Dục Đức đã bị phế truất vì tội dám lược bỏ một đoạn văn trong di chiếu truyền ngôi của tiên đế và bị tống ngục. Ngày 6-10-1883 ông vua bất hạnh này đã chết đói trong nhà ngục, Ngài hưởng thọ 32 tuổi và có 19 người con

Sau khi chết thi hài của vua Dục Đức được gói vào 1 cái chiếu giao cho 2 tên lính và 1 viên quyền xuất đổi gánh đi chôn. Đám tang của ông vua xấu số này được đưa về An Cửu để mai táng trong địa phận chùa Tường Quang, chùa do 1 người thân bên vợ của vua Dục Đức lập ra năm 1871. Giữa đường chiếc quan tài bằng chiếu đó bị đứt dây, 1 người lính đã chạy vào chùa Tường Quang mời nhà sư trụ trì ra xử lý vụ việc. Cuối cùng mọi người nhất chí chọn mảnh đất thiên táng đó làm nơi yên nghỉ đời đời của vua Dục Đức nên mai táng qua loa cho xong chuyện, ba ngày sau vợ con của nhà vua mới được thông báo để làm lễ chịu tang.

Tương truyền rằng về sau có 1 lão ăn mày kiệt sức chết ngay trên nấm mồ đã tàn tạ của vua Dục Đức, cư dân địa phương đã chôn ông ta ngay trên nấm mồ của nhà vua mà không hề hay biết. Sáu năm sau, do 1 hoàn cảnh bất ngờ con trai của Dục Đức là Bửu Lân được đưa lên làm vua sau bao nhiêu biến cố làm đảo điên cả ngôi vị lẫn vương quyền. Sau khi tức vị, Bửu Lân đặt niên hiệu là Thành Thái ( 1884 – 1907 ) và bắt đầu cho xây đất lăng mộ của vua cha ngay trên nấm mồ thiên táng đó. Nấm mồ có cả thi hài của ông vua xấu số lẫn thể xác của lão ăn mày tốt số.

Quá trình xây dựng

Lăng được xây dựng vào đầu năm 1890 đặt tên là An Lăng nhưng chưa có điện thờ, mọi nghi lễ thờ cúng vua Dục Đức đều được tổ chức ở chùa Tưởng Quang cách đó 200m. Về sau năm 1892 chùa được vua Thành Thái đổi tên thành chùa Kim Quang và được ban tấm hoành phi đề 5 chữ ” Sắc tứ Kim Quang Tự “được coi là của báu vương triều Thành Thái và cả vương triều Duy Tân sau này. Vào năm Thành Thái thứ 11 ( 1899 ) nhà vua cho xây dựng điện Long Ân ở thế hữu lăng mộ làm nơi thờ cúng vua cha, ngoài điện Long Ân nhà vua còn cho xây  các công trình phụ thuộc như Tả, Hữu phối đường ở phía trước và Tả, hữu tùng viện ở phía sau dành cho 7 bà vợ quý của vua ăn ở để lo việc thờ cúng, hương khói. Sau khi bà Từ Minh, vợ chính của vua Dục Đức tạ thế triều đình cho mai táng thi hài của bà bên phải mộ vua Dục Đức theo thế ” Càn Khôn hiệp đức ” như ở lăng vua Gia Long. Làm vua được 18 năm ( 1889 – 1907 ) , Thành Thái có những tư tưởng và hoạt động chống Pháp nên bị truất ngôi. Con trai Thành Thái là hoàng tử Vĩnh San được đưa lên ngai vàng đặt niên hiệu là ” Duy Tân ” trị vì được 8 năm ( 1907 – 1916 ) thì bị Pháp bắt vì tham gia vào cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Thái Phiên và Trần Cao Vân. Chính phủ bảo hộ và Nam triều đã đày 2 ông vua yêu nước sang đảo Réunion với án lưu đày biệt xứ. Năm 1953 vua Thành được trở về nước sống tại Sài Gòn, ông mất vào năm 1954 và được hoàng tộc rước vào chôn trong khuôn viên của lăng Dục Đức.

Sau khi vua Duy Tân chết bởi một vụ tai nạn máy bay rất khỏ hiểu ở trung phi, thi hài của ông được chôn cất ở đó. Năm 1987 hài cốt nhà vua được cải táng từ trung phi đưa về chôn cạnh mộ vua Thành Thái

vua-duy-tan
Vua Duy Tân hình chụp vào ngày 5-9-1907

Hiện giờ An Lăng là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức cha, Thành Thái con và Duy Tân cháu. So với các lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn, lăng gồm hai khu vực: Điện Long Ân, lăng mộ vua và hoàng hậu cùng lấy cồn Phước Quả ở đằng trước làm tiền án, khe Mụ Niệm chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường và dùng ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm hậu chẩm

vua-thanh-thai
Vua Thành Thái trong triều phục

Khu vực lăng mộ

Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445m2, bên trong không có Bi Đình và tượng đá như các lăng vua khác. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, có mái giả bằng xi măng. Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia. Bên trong nhà Huỳnh Ốc không có bi ký, thay vào đó là một sập đá và kỷ đá dùng để bày hương án và hào soạn mỗi khi cúng giỗ nhà vua. Hai bên tả, hữu là mộ vua Dục Đức và Hoàng hậu Từ Minh. Đáng chú ý là tấm bình phong trước mộ vua có chữ “song hỷ” đắp bằng sành sứ! “Hỷ” trong Hán tự nghĩa là “vui mừng”. Quả là lạ khi có một biểu tượng về sự mừng vui trong một cái chết oái ăm đầy khổ ải của ông vua bất hạnh này

mo-vua-duc-duc
Mộ vua Dục Đức
tam-binh-phong-truoc-mo-vua-duc-duc
Tấm bình phong trước mộ vua Dục Đức có chữ “song hỷ” đắp bằng sành sứ
mo-vua-thanh-thai
Mộ vua Thành Thái
mo-vua-duy-tan
Mộ vua Duy Tân được cải táng về lăng Dục Đức vào ngày 6-4-1987

Điện Long Ân

Điện Long Ân ở trung tâm khu vực tẩm là một công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện cổ ở Huế. Bên trong hiện có 3 án thờ thờ bài vị của các vua: Dục Đức và vợ thờ ở giữa, Thành Thái bên trái và Duy Tân thờ ở bên phải.

cong-chinh-dien-long-an
Cổng chính điện Long Ân nhìn từ phía ngoài vào hình chụp đầu thế kỷ 20
cong-chinh-dien-long-an-nhin-tu-phia-trong
Công chính điện Long Ân nhìn từ phía trong hình chụp đầu thế kỷ 20
dien-long-an
Điện Long Ân hình chụp đầu thế kỷ 20
dien-long-an-noi-tho-ba-vi-vua
Điện Long Ân nơi thờ 3 vị vua, hình chụp đầu thế kỷ 20

Phía sau điện Long Ân ngày xưa là chốn hậu cung của các bà vợ vua Dục Đức, giờ đây được mở rộng và chỉnh trang thêm. Đó cũng là nơi yên nghỉ của hai ông vua Thành Thái và Duy Tân  những người dám đổi ngai vàng của mình để giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc để rồi chọn cái chết và chôn trong những nấm mồ đơn sơ, giản dị như tấm lòng của hai ông. Trong khu vực này còn có mộ của các bà vợ vua Thành Thái: mộ bà Hoàng Quý Phi Nguyễn Gia Thị Anh, bà Nguyễn Thị Định mẹ của vua Duy Tân và bà Khoan Phi Hồ Thị Phương, mộ công chúa Lương Linh em vua Duy Tân, mộ bà Mai Thị Vàng (đã được cải táng về đây) vợ vua Duy Tân và một số lăng mộ của các hoàng thân anh em với vua Duy Tân. Ngoài ra khu vực An Lăng còn có 39 lăng mộ các ông hoàng, bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ (Nguyễn Phúc Tộc).

khu-mo-cac-ong-hoang-ba-chua-trong-lang-duc-duc
Khu mộ các ông hoàng bà chúa trong lăng Dục Đức hình chụp đầu thế kỷ 20

Nếu du khách đến Huế để tham quan các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn như: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, thì xin hãy đến lăng Dục Đức với tư cách thăm viếng, đốt 1 nén nhang nghiêng mình tưởng niệm anh minh của hai ông vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân, cũng như để an ủi linh hồn của ông vua xấu xố Dục Đức

Hiện thực lịch sự thật lắm biến cố sự kiện sự hiện hữu của lăng Dục Đức là một biểu hiện cụ thể của tính đa dạng đó, đồng thời là một mắt xích trong chuỗi biến cố đã sảy ra ở Việt Nam vào thời kỳ rối ren nhất của vương triều nhà Nguyễn

Lăng Dục Đức (An Lăng)
5 (100%) 8 votes

xem thêm

  • Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng)
  • Lăng Khải Định (Ứng Lăng)
  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
  • Lăng Từ Dụ (Xương Thọ Lăng)
  • Thăng Long tứ trấn
  • Chùa Láng
  • Hình ảnh Vua Bảo Đại và lễ tế Đàn Nam Giao năm 1935
  • Lăng Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào
  • Chùa Báo Ân
  • Hình ảnh Hà Nội xưa (1884-1885) qua ống kính bác sĩ Hocquard
  • Các bà vợ của vua Khải Định

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Lăng Tẩm Nhà Nguyễn, Địa Danh Lịch Sử Tagged With: Di Tích Cố Đô Huế, di tích lịch sử

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam