
Đàn Nam Giao
Lễ tế trời đất nhà Nguyễn được diễn ra vào mùa xuân hàng năm tại Đàn Nam Giao, đây là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn tế lễ duy nhất còn lại ở Việt Nam
Lễ tế Đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của nhà vua. tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Do vậy, hầu như các triều đại phong kiến Việt Nam đều tổ chức lễ tế Giao và cho xây dựng đàn Nam Giao. Cũng với mục đích đó, đàn Nam Giao đã được nhà Nguyễn xây dựng vào 25/3/1806. Sau khi hoàn thành, Thế Tổ Gia Long lần đầu tiên tổ chức lễ tế Giao tại đây vào ngày 27/3/1807

Trong suốt 79 năm (1807 – 1885) tự chủ trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị, Tự Đức, đàn Nam Giao luôn là nơi tổ chức nghi thức tế trời đất đều đặn vào mùa xuân hàng năm. Nhưng từ năm 1886 khi kinh đô thất thủ triều đình nhà Nguyễn phải chịu sự bảo hộ của chính quyền Pháp, đến năm 1890, không còn tổ chức lễ tế Giao. Bắt đầu từ năm 1891 lễ tế giao mới được khôi phục lại, nhưng không tổ chức theo mùa xuân mỗi năm như trước nữa mà tổ chức ba năm một lần.
Lễ tế Đàn Nam Giao năm 1935
Những hình ảnh về lễ tế Đàn Nam Giao được diễn ra vào năm 1935 cho chính vua Bảo Đại đích thân chủ trì





















Lễ tế Đàn Nam Giao cuối cùng của triều Nguyễn được tổ chức vào ngày 23/3/1945. có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại lễ được tổ chức.