• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Sự Kiện Lịch Sử / Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 4)

Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 4)

27/02/2016 by Lịch Sử Việt Nam

 Đi CORREZE (PHÁP) tìm dấu tích vua Hàm Nghi

Người hướng dẫn cho tôi là dược sĩ Nguyễn Duy Thản. Dược sĩ Thản chưa bao giờ nghe nói đến Công chúa Như Lý con vua Hàm Nghi cả. Nhưng ông nhận lời hướng dẫn cho tôi vì ông nghĩ: Công chúa Như Lý là một quý tộc, mà vợ ông là một quý tộc Pháp nên có thể nhờ dân quý tộc Pháp họ hàng với vợ ông ở Correze tìm hộ Công chúa Như Lý cho tôi. Tôi rất tin sự giúp đỡ của dược sĩ Thản. Đây là một chuyên đi “điền dã” lịch sử nên tôi còn nhờ ông Huỳnh Văn Tươi – thư ký của GS. Trần Văn Khê ở Paris cùng đi để giúp quay phim cho tôi.

Sáng 24-1-1999, chúng tôi ra ga Austerlitz (Paris) mua vé tàu lửa về ga Uzerche – một thị trân của quận Tulle (tỉnh lỵ của Correze), cách phía tây nam Paris trên 450 km. Paris- Tulle chưa có tàu cao tốc (TGV), chúng tôi phải đi tàu tốc hành từ sáng, mãi quá trưa mói đến. Vùng này nghèo, đất đai phần lớn của giám mục (Evêque) và của các gia đình quý tộc cũ dùng để chăn nuôi ngựa đua cho trường đua ngựa quốc tế Pompadour. Ông bà Corbier – một gia đình quý tộc thân thuộc của vợ ông Thản ở Correze đưa ôtô ra ga Uzercne đón chúng tôi về lâu đài Saint Martin Sépert cách ga chừng nửa giờ ôtô. Trong lúc chờ ăn trưa, ông Corbier điện thoại cho dân quý tộc trong vùng tìm hộ địa chỉ Công chúa Như Lý cho tôi, còn bà Corbier thì tranh thủ giới thiệu với tôi – một người trùng họ với các vua Nguyễn – về lâu đài rộng lớn hàng chục gian nằm giữa một vùng đồi trang trại trồng nho rộng hàng trăm hécta. Gia đình hết sức nhiệt tình, họ nói về hoàng tộc Pháp và những liên lụy trong Cách mạng Pháp 1789.

Cuộc đi thăm thú thật tuyệt vòi nhưng mục đích của chuyến đi chưa đạt được nên tôi không thưởng thức được những gì gia đình quý tộc Pháp này muốn đem đến cho tôi.

Ăn trưa xong, xe chúng tôi phải chạy quanh co đồi dốc với nhiều con đường dành ưu tiên cho ngựa. Hỏi dân phúng địa phưong không ai biết Công chúa Như Lý là ai cả. Chúng tôi chạy lui chạy tói không biết bao nhiêu vòng trong vùng quê hẻo lánh này mà vẫn không tìm được nhà Công chúa Như Lý. Chúng tôi định quay về lâu đài Saint Martin Sépert rồi sáng mai sẽ đi tìm tiếp. Nhưng may sao gặp được một nông dân lớn tuổi cho biết ở Vigeois có bà Comtesse de la Besse lai châu Á – chủ lâu đài De la Nauche, có lẽ bà ấy là Công chúa Như Lý. Nhờ thế mà chúng tôi khỏi phải trở về điểm xuất phát.

Gặp công chúa Như Lý tại lâu đài De la Nauche

lau-dai-De-la Nauche
Nguyễn Đắc Xuân trước lâu đài De la Nauche của công chúa Như Lý

Lâu đài De la Nauche nằm giữa một trang trại rộng lớn, có hai tầng, mỗi tầng có 5 gian, lợp ngói đá xám đen rất uy nghi. Xe vừa chạy vào sân đã thấy đèn trong nhà bật sáng. Tôi vừa mở cửa bước xuống thì có một người đàn ông trạc tuổi tôi và một phụ nữ mặc áo len màu nghệ ra đón đưa chúng tôi vào lâu đài. Một bà già cao ráo nghiêm nghị mặc đầm, bên ngoài khoát một chiếc áo len cùng một màu đà nhạt ngồi ở bộ bàn ghế cổ đứng dậy đưa tay cho chúng tôi bắt và trách chúng tôi:

–  “Tại sao.đến chậm vậy ?”.

Chưa nghe giới thiệu tôi cũng đoán biết đó là bà Bá tước De la Besse – tức Công chúa Như Lý. Chúng tôi giải thích là đi lạc đường và xin lỗi bà. Tôi hết sức xúc động. Bà Công chúa Như Lý là cái gạch nối giữa thời Cần Vương với thế hệ chúng tôi. Thật là một vinh dự hiếm có cho cuôc đời cầm bút nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa của tôi.

cong-chua-nhu-ly
Công chúa Nguyễn Phúc Như Lý đầu năm 1999

Sau khi giới thiệu tôi là nhà sử học từ Huế sang, bà nói :

–  “Từ khí vua Hàm Nghi đặt chân lên cảng Alger tháng 1-1889, cho đến nay (1-1999) vừa tròn 110 năm. Các ông là những nhà sử học Việt Nam đầu tiên từ bên nước sang đến nhà người thân của vua Hàm Nghi. Trước đây ông Trần Văn Chương làm đại sứ ở Alger có đến thăm chúng tôi một lần nhưng ông ấy đến thăm vói tư cách là cháu rể đối thăm gia đình cậu chứ không phải là nhà sử học đến hỏi chuyện vua Hàm Nghi.”

Chúng tôi được Công chúa Như Lý tiếp trong phòng khách rộng với vô vàn đổ cổ phương Đông và phương Tây. Cùng tiếp với bà có vợ chổng cô Anne Dabat – cơn gái út của bà – những người đầu tiên đã ra đón chúng tôi ở sân lâu đài. Bà cho biết thêm:

– Có vợ chổng Philippe – con trai của tôi cùng đên đón các ông nhung chờ lâu quá, nhà họ ở chỗ khác nên cáo lỗi. Rất liếc không gặp được các Ông”.

Công chúa Như Lý năm ấy (1999) đã 91 tuổi nhưng vẫn còn khoẻ mạnh. Nét mặt nghiêm nghị – cái nghiêm nghị của các bà công chúa Việt Nam lớn tuổi cộng với nếp sống của các bà quý tộc Pháp. Người con gái và người con rể đứng chắp tay khúm núm bên bà. Điều đó chứng tỏ tôn ty trật tự lễ nghi trong cái lâu đài này vẫn còn giữ nguyên. Thây thế, tôi cũng đâm ra rụt rè kính cẩn trước bà.

Nhầm lẫn của công chúa Như Lý

Bà không nói được tiêng Việt Không có dịp tiếp xúc với người Việt Nam nên bà rất thiếu thông tin về đất nước, những thông tin bà biết đều đã cũ và hoàn toàn không làm cho bà yên tâm. Bà hỏi:

– “Ông là nhà sử học ở Huế, ông cho tôi biết những người con của cụ Tôn Thất Thuyết đã bảo vệ vua Hàm Nghi như thế nào ?”.

Tôi trình bày với bà về sự hy sinh cho đại nghĩa của ông Tôn Thất Tiệp và Tôn Thất Đàm.

Bà lại hỏi:

–  “Mấy người Pháp đi du lịch Việt Nam về cho tôi xem ảnh một cái bàn thờ có ảnh vua Hàm Nghi ở lăng Minh Mạng. Tại sao người ta đem ảnh cha tôi thờ ở lăng vua Minh Mạng?”.

Tôi hết sức ngạc nhiên. Tôi giải thích với bà:

–  “Cháu thường lên thăm lăng vua Minh Mạng, nhưng chưa bao giờ thấy ở đấy có thờ ảnh vua Hàm Nghi cả. Cháu xin cam đoan với bà không bao giò có việc ấy” .

Nghe tôi nói cương quyết như thế, bà hơi nghi ngờ tôi. Bà nhắc lại:

–  “Chính mắt tôi thấy mấy chiếc ảnh ấy. Trước tấm ảnh có nhiều hoa. Mắt tôi nhìn không nhầm, tai tôi nghe rõ những gì các người Pháp đi du lịch Việt Nam về kể lại!”.

Tôi đâm ra nghi ngờ chính tôi. Để khỏi mất thiện cảm của bà, tôi và các bạn cùng đi nói qua chuyện khác. Tuy thế, tôi vẫn ám ảnh trước thái độ khó chịu của bà. Một tiếng đổng hổ sau, tôi sực nhớ ra một điều gì đó. Tôi đứng dậy nhoài người đến phía bà để mượn cuốn sách Huế Thành phố vương giả Việt Nam (Hué Cité Impériale du Viet Nam) của ông bà Ann Helen và Walter Unger để dưới tay bà. Tôi hy vọng trong sách này có ảnh nội thất Thế Miếu. Qủa nhiên ở trang 98 có tấm ảnh mà tôi hy vọng. Tôi trân trọng đặt trang ảnh trước mặt bà và hỏi:

–  “Thưa Công chúa, tấm ảnh mấy người bạn Pháp đưa cho bà xem có giống tấm ảnh chụp dãy bàn thờ này không?”.

Bà nhìn kĩ rồi đáp :

–  “Giống như thế!”.

Thế là tôi phát hiện được những sai lạc của người đem thông tin đến cho bà. Tôi thưa :

–  “Kính bà, đây là ảnh nội thất Thế Miêu do vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1821, để thờ các vua nhà Nguyễn. Trong dãy bàn thờ này có án thờ vua Hàm Nghi và trên án thờ có ảnh hoàng phụ của bà! Thế Miếu do vua Minh Mạng xây dựng chứ không phải lăng Minh Mạng”.

Nhìn kỹ tấm ảnh và nhớ lại, bà vui mừng bảo tôi:

ang-tho-vua-ham-nghi-trong-the-mieu
Áng thờ vua Hàm Nghi trong Thế Miếu (Huế)

– “Đúng rồi. Ông là nhà sử học Huế, tôi tin ông”.

Khi những ngộ nhận của bà được giải đáp, bà vui lòng cho tôi biết nhiều thông tin mới về một nửa đời sau của vua Hàm Nghi, về Công chúa Như Mai và Hoàng tử Minh Đức. Bà đưa tôi đến trước bàn thờ vua Hàm Nghi vái xin hương hồn nhà vua cho tôi được thỉnh di ảnh đang thờ để chụp lại cùng một số ảnh cũ, tranh nghệ thuật của vua Hàm Nghi.

di-anh-vua-ham-nghi-tho-tai-lau-dai-De la Nauche
Di ảnh vua Hàm Nghi thờ tại lâu đài De la Nauche
nguyen-dac-xuan-va-cong-chua-nhu-ly
Nguyễn Đắc Xuân và công chúa Như Lý trước bàn thờ vua Hàm Nghi tại lâu đài di-anh-vua-ham-nghi-tho-tai-lau-dai-De la Nauche

Vua Hàm Nghi lúc về già rất đẹp, đầu chít khăn đen, râu dài, mặt phương phi như một lão tướng.

but-tich-cua-cong-chua-nhu-ly
Bút tích của công chúa Như Lý và cô Anne Dabat con gái út của bà

Đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tôi, Công chúa Như Lý ngồi chăm chú ghi lại một số sự kiện, những năm tháng lịch sử bằng bút tích của chính bà để cho tôi làm “tư liệu đầu tay” trong bộ hồ sơ về vua Hàm Nghi của tôi.

Trước khi chia tay Công chúa Như Lý, cô Anne Dabat -Jeon gái út của bà, bảo tôi: “Nếu ông qua chậm một vài năm nữa chưa chắc mẹ tôi còn sống và nếu vẫn sống chưa chắc bà còn minh mẫn để kể chuyện với ông”.

Sau đó về Huế, tôi thấy còn có những vần đề chưa rõ nên viết thư hỏi bà, rồi nhờ con gái tôi học ở Paris điện thoại hỏi tiếp bà và các con bà để ghi lại cho thật cụ thể. Năm 2002, bà xã tôi sang Pháp lại xuống Correze thăm bà ở Viện dưỡng lão và thăm lâu đài De la Nauche ở Vigeois. Trong dịp nầy, bà xã tôi hỏi ý kiến của bà về chủ trương của tổ chức Quân đội Lê Dưong (la Legionnaire Ếtrangère) Pháp muốn tôn vinh Hoàng tử Minh Đức như thế nào.

Nhờ những cuộc tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, tôi đã có được những thông tin lấp đầy khoảng trống Những năm tháng vua Hàm Nghi bị lưu đày và mất ở nước ngoài trong bộ hồ sơ “Hàm Nghi – nhà vua yêu nước” mà tôi sưu tập mấy chục năm qua. Từ năm 1999, tôi đăng tin trên báo chí (báo Lao Động, Kiến Thức Ngày Nay, ảnh Việt Nam, sách Qua Pháp tìm Huế xưa…) về Công chúa Như Lý ở Vigeois, lăng mộ vua Hàm Nghi ở làng Thonac/ Dordogne…nhiều vị Hoàng tộc ở Pháp, nhiều nhà du lịch, nhà báo Pháp và Việt Nam tìm về Corrèze, Dordogne, họ phát hiện thêm nhiều thông tin về Công chúa Như Mai, cuộc sống của các con cháu vua Hàm Nghi rất thú vị.

Bài viết trích của nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân

Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 4)
3.7 (73.33%) 3 votes

xem thêm

  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 5)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 9)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 5)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 3)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 6)
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Lệ “tứ bất” của triều Nguyễn có thực sự tồn tại?
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy)
  • Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 1)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 2)
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 7)

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Sự Kiện Lịch Sử

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam