• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Chúa Nguyễn / Chúa Thượng, Nguyễn Phúc Lan

Chúa Thượng, Nguyễn Phúc Lan

24/06/2016 by Lịch Sử Việt Nam

lang-truong-dien-cua-chua-thuong-nguyen-phuc-lan
Lăng Trường Diên của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan
  • Chúa Nguyễn Thứ 3
  • Trị Vì: Từ 1635 đến 1648
  • Tiền Nhiệm: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
  • Kế Nhiệm: Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần
  • Tên Húy: Nguyễn Phúc Lan
  • sinh: 13/8/1601
  • Mất: 19/3/1648
  • Thân Phụ: Nguyễn Phúc Nguyên
  • Thân Mẫu: Mạc Thị Giai
  • Thụy Hiệu: Thần Tông Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu Đế
  • Miếu Hiệu: Thần Tông

Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan – đời thủ lĩnh lầm lỡ

Trong lịch sử đụng độ trực tiếp với vua Lê – chúa Trịnh trước khi cắt đôi đất nước, thời chúa Nguyễn Phúc Lan chiếm 2 trên tổng số 7 cuộc giao chiến. Đây quả thực là thời kì nhiều nguy biến của chính quyền chúa Nguyễn, và cũng thực khó để đánh giá về vị chúa chịu trách nhiệm của giai đoạn này bởi cuộc đời của ông đã trải qua những thay đổi phức tạp về tâm lí, tính cách!

Thân thế và sự nghiệp

Nguyễn Phúc Lan sinh năm 1601, là công tử thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Khi người con trưởng của chúa Sãi là Nguyễn Phúc Kì đột ngột qua đời năm 1631, từ chức vị Phó tướng Nhân Lộc Hầu, Nguyễn Phúc Lan được phong làm Thế tử, rồi đến năm 1635, ông vâng theo di ý của cha, chính thức lên cầm quyền, hiệu là Thượng vương nên còn được gọi là chúa Thượng.

Một năm sau, Nguyễn Phúc Lan di chuyển thủ phủ từ làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên) qua làng Kim Long (Hương Trà,Thừa Thiên). Khác với hai vị chúa trước đây, chúa Thượng không có đóng góp gì cho sự nghiệp mở mang bờ cõi, lãnh thổ. Sự nghiệp cai trị của ông cũng không để lại bản sắc riêng. Tuy nhiên, cũng có thể điểm đến một số chính sách tiến bộ của chúa như tổ chức khoa thi đầu tiên – khoa thi Chính đồ và Hoa văn nhằm chiêu mộ hiền tài năm 1646, Chính trong thời chúa Thượng nắm vương vị, ở thương cảng Hội An thương điếm của người Hà Lan đã xuất hiện. Song giữa chính quyền chúa Nguyễn và quân đội Hà Lan (có sự can thiệp của quân Trịnh), đã xảy ra những cuộc đụng độ khốc liệt. Tương truyền, trong năm 1643, Hà Lan đã cho 3 chiếc tàu đồng kiểu tròn, trang bị nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An), với dã tâm xâm lược.

so-do-thu-phu-kim-long
Sơ Đồ Thủ Phủ Kim Long

Chúa Thượng họp quần thần bàn xem có nên chống trả bằng thủy chiến hay không. Các quần thần không dám đảm bảo là chắc thắng. Chúa hỏi một người Hà Lan đang giúp việc cho chúa. Người ấy tự phụ trả lời: Tầu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi. Nghe vậy, Nguyễn Phúc Lan cảm thấy bị xúc phạm, đích thân ông thân chinh tới cửa Eo, chỉ huy thuỷ quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hà Lan.

Dù tàu Hà Lan to lớn, tân tiến, đại bác bắn ra xối xả nhưng bốn bề đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ cơ động, nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, thuyền chúa Nguyễn vẫn bao vây tấn công vào tàu Hà Lan quyết liệt khiến quân thù kinh hoàng tột độ. Thuyền địch rơi vào thảm cảnh: Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả đoàn thuỷ thủ và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ 3 lớn nhất chống cự lại, các thuỷ quân chúa Nguyễn bám sát tàu bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gẫy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hà Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hoả thiêu chết la liệt trên biển. Có 7 tên trên tàu nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.

Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tên tù binh đến trước mặt người Hà Lan nói:

– Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ.

Thật tự hào, lần đầu tiên trong lịch sử, thủy quân châu Âu bị đả bại bởi một nước bé nhỏ của châu Á, chính xác là thủy quân của một chính quyền cát cứ ở Việt Nam!

Đáng tiếc thay, đã có giai đoạn chúa Nguyễn Phúc Lan vì nữ sắc mà trở thành hôn chúa. Thêm vào đó là sai lầm thủ cựu trong tôn giáo khi kì thị và cấm đoán giáo sĩ phương Tây truyền đạo.

Chúa Thượng lâm phải cảnh huynh đệ tương tàn khi người em Nguyễn Phúc Anh – Trấn thủ Quảng Nam, bí mật đầu hàng chúa Trịnh, cho đắp lũy Cu Đê để cố thủ, bày thủy quân ở Đà Nẵng chống lại anh. Nguyễn Phúc Lan bàn bạc việc này với người chú là Tường Quận công Nguyễn Phúc Khê . Tường Quận công  vốn cứng rắn, quyết đánh không nhân nhượng, xin ông đặt phép nước lên tình nhà rồi cùng Nguyễn Phúc Yên kéo quân vào đánh, bắt được phản thần, lấy nghĩa “Anh em là tình riêng, phép nước là nghĩa lớn”, giết không tha.

Sập bẫy tình đầy ma mị

Có đúng hay không câu nói “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”? Sau khi anh trai qua đời, chị dâu Tống Thị đã đến phủ chúa vào năm 1639, dâng chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chuỗi hoa vòng ngọc liên châu rất đẹp. Vốn là một mỹ nữ tuyệt sắc, ăn nói duyên dáng, cử chỉ gợi tình, sụp lạy dưới thềm, than khóc cảnh góa bụa, Tống Thị đã khiến chúa siêu lòng. Cùng với hương thơm ngát từ vòng liên châu, Nguyễn Phúc Lan đã ngã vào lòng người đẹp, cũng sa vào mối tình loạn luân chị dâu – em chồng. Lòng tương tư mãnh liệt khiến chúa quyết định để Tống Thị được tu do ra vào phủ của mình, sống trong tháng ngày triền miên trong dục vọng.

Từ một người nhân hậu, chăm lo triều cương, chúa Thượng sa vào hoan lạc, xao nhãng chính sự. Về phần Tống Thị, lợi dụng sự si mê của chúa mà tự tung tự tác, thỏa sức làm càn:  xúi chúa trừng trị những người mà bà ta không vừa mắt, đặc biệt là những trung thần thẳng thắn can gián chúa, những người  khinh miệt  hành động dâm loạn của bà đều phải chết. Là người tham vọng, Tống Thị làm giàu bất chính  bằng cách ăn hối lộ; thẳng tay bóc lột dân thường…, nên nhanh chóng trở thành một tay cự phú đứng đầu đám phú hộ trong toàn cõi. Tiền đếm không xuể, vàng bạc châu báu chất đầy rương hòm, ruộng đất bạt ngàn.

Để chiều ý người đẹp, chúa Thượng còn vắt kiệt sức dân, của cải vào việc xây dựng lâu đài cho Tống Thị hưởng thụ lâu dài. Dường như quá sức chịu đựng, Phạm Nội tán quyết diệt yêu phụ, dũng cảm chỉ trích : “việc chúa lòng nịch ái một phụ nhân dâm loạn đến coi nhẹ đạo lý, nhân luân, buông lỏng giềng mối, gây cảnh điêu linh thống khổ cho sĩ thứ lê dân giữa lúc thiên tai hạn hán đang dấy khởi, lan tràn… thì nhất định khó tránh khỏi cái họa suy vong”. Nói xong, ông tuốt gươm, sẵn sàng tuẫn tiết. Trước hành động trung liệt này, chúa Thượng sực tỉnh, liền bãi bỏ việc xây cất lâu đài, gấp rút tổ chức công cuộc chẩn tế, và cũng từ đóTống Thị thất sủng.

Để phục thù, Tống Thị âm mưu khích bác Trịnh Tráng đánh vào Đàng Trong, và khi thắng trận, Tống Thị sẽ là người của chúa Trịnh. Cũng như chúa Thương,Trịnh Tráng trúng kế người đẹp, năm  1648, một lần nữa Chúa  sai quân tấn công và  chiếm được Nam Bố Chính. Chúa Phúc Lan đã phải tự cầm quân ra hỗ trợ. Sau Chúa thấy trong người không được khoẻ, mới trao binh quyền cho con trai là Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật chỉ huy còn mình thì rút về. Ðến phá Tam Giang thì Chúa mất, hưởng thọ 48 tuổi.

Lăng mộ táng tại núi An Bằng, phủ Thừa Thiên, nay thuộc thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế tên lăng là Trường Diên

Con trai ông là Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền lên kế nghiệp, tức Hiền vương.

Còn Tống Thị Biết không thể nương nhờ vị chúa ngoài Bắc, Tống Thị lại quyến rũ võ quan Nguyễn Phúc Trung. Ông quan hung bạo này trở nên yếu lòng trước Tống Thị, răm rắp nghe theo lời dâm phụ câu kết với Đàng Ngoài mưu phản. Tuy nhiên, sự việc bại lộ, Nguyễn Phúc Trung bị bắt giam và chết trong ngục. Tống Thị bị xử trảm và bêu đầu giữa chợ, toàn bộ tài sản bị tịch thu.

Tại vị từ năm 1635 đến năm 1648, trong 13 năm cầm quyền, quả thực cuộc đời và sự nghiệp của Chúa thượng Nguyễn Phúc Lan đã không ngừng biến đổi, thịnh đạt và suy vi xoay vần liên tục. Vinh quang có, mà vết nhơ cũng còn sâu, quý thay chúa biết quay đầu là bờ! Và có lẽ niềm an ủi cũng là niềm tự hào của chúa chính là người con nối ngôi đầy tài năng và tấm lòng vì dân, mang tên Nguyễn Phúc Tần.

Chúa Thượng, Nguyễn Phúc Lan
5 (100%) 5 votes

xem thêm

  • Chúa Sãi, Nguyễn Phúc Nguyên
  • Chúa Tiên, Nguyễn Hoàng
  • Đức Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái Hậu)
  • Những hàm oan nghiệt ngã trong cuộc đời công chúa Ngọc Hân
  • Vua Bảo Đại Thoái Vị
  • Số phận về ba nữ thi sĩ thuộc Hoàng gia Nguyễn
  • Lễ mừng thọ 40 tuổi của Vua Khải Định
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 9)
  • Chùa Láng
  • Hình ảnh lễ tang vua Khải Định
  • Bí ẩn về kho báu tuyệt mật của vua Minh Mạng
  • Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy)

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Chúa Nguyễn

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam