• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Chúa Nguyễn / Chúa Sãi, Nguyễn Phúc Nguyên

Chúa Sãi, Nguyễn Phúc Nguyên

22/06/2016 by Lịch Sử Việt Nam

lang-truong-dien-chua-sai-nguyen-phuc-nguyen
Lăng Trường Diễn của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
  • Chúa Nguyễn Thứ 2
  • Trị Vì: Từ 1613 đến 1635
  • Tiền Nhiệm: Chúa Tiên Nguyễn Hoàng
  • Kế Nhiệm: Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan
  • Tên Húy: Nguyễn Phúc Nguyên
  • sinh: 16/8/1563
  • Mất: 19/11/1635
  • Thân Phụ: Nguyễn Hoàng
  • Thân Mẫu: Nguyễn Thị
  • Thụy Hiệu: Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Hoàng Đế
  • Miếu Hiệu: Hy Tông

Mục Lục

  • 1 Chúa Sãi và sự thịnh vượng tột đỉnh của Đàng Trong
    • 1.1 Người mang sứ mệnh lớn của dòng tộc
    • 1.2 Những điểm nhấn trong sự nghiệp
    • 1.3 Mở rộng lãnh thổ
    • 1.4 Mở rộng cánh cửa giao thương với nước ngoài
    • 1.5 Qua Đời
    • 1.6 xem thêm
    • 1.7 Bình Luận

Chúa Sãi và sự thịnh vượng tột đỉnh của Đàng Trong

Trong thời kì mới thành lập chính quyền Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã dốc sức, tận lực cho công cuộc mở mang bờ cõi. Tiếp theo ý chí của người cha chúa Tiên – Nguyễn Phúc Nguyên đã chứng minh cho câu nói “Hổ phụ sinh hổ tử”. Ông đã làm nên một cuộc khuếch trương lãnh thổ vô cùng ngoạn mục, được nhân dân Đàng Trong tin yêu, gọi là chúa Sãi, chúa Bụt hay Phật chúa. Chúng ta hãy cùng soi lại trang sử hào hùng và độc đáo này!

Người mang sứ mệnh lớn của dòng tộc

Nguyễn Phúc Nguyên sinh năm 1563, là công tử thứ 6 của chúa Nguyễn Hoàng, sinh năm 1563. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã tỏ ra là bậc thông minh, tài trí hơn người, và chữ “Phúc” trong tên của ông có ẩn chứa mong muốn của mẫu thân, rằng ông sẽ tạo phúc cho muôn dân. Trước khi Nguyễn Hoàng qua đời, đã căn dặn người con kế nghiệp này: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam. Đất Thuận Quảng này phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Bi Sơn, thật là đất của người anh hùng dụng võ. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời”.

Những điểm nhấn trong sự nghiệp

Năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên chính thức lên kế vị. Dù vẫn cầm chừng với Đàng Ngoài, nhưng Chúa đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, với mục đích tách hẳn khỏi chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.

Đầu năm 1615, Chúa Nguyễn cho ban hành các quy định mới về chức trách và quyền hạn của các phủ, huyện. Theo đó, Tri phủ, Tri huyện chuyên trách từ tụng; các thuộc viên: Đề lại, Thông lại đảm nhiệm việc tra khám, Huấn đạo, Lễ sinh chăm lo tế tự… Năm 1620, vin vào lí do chúa Trịnh vô cớ gây chiến đã quyết định đoạn tuyệt hoàn toàn việc nộp cống thuế cho chính quyền Đàng Ngoài. Được Đào Duy Từ hiến kế,  chúa Nguyễn Phúc Nguyên trả lại sắc của chúa Trịnh Tráng vào năm 1630. Đây là đòn giáng mạnh mẽ với lực lượng phía Bắc, đồng thời là dấu mốc cho bước chuyển đổi căn bản từ một chính quyền địa phương, đậm chất quân sự của vua Lê – chúa Trịnh sang một chính quyền dân sự của chúa Nguyễn. Tuyệt vời hơn nữa, trong quan hệ ngoại giao, Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễn đầu tiên tự xưng là An Nam Quốc Vương, quan hệ với các nước trong tư thế của một người đứng đầu chính quyền độc lập.

Mở rộng lãnh thổ

Có thể coi đây là công lao vĩ đại nhất của vị chúa này. Dựa trên tình hình thực tiễn, chúa Sãi đã lần lượt dùng các cuộc hôn nhân chính trị để thu về kết quả to lớn, đưa cương vực của chúa Nguyễn vượt ra khỏi Thạch Bi Sơn.

Năm 1611, khi Chiêm Thành đánh ra phía bắc đèo Cù Mông (Bình Định), tướng Văn Phong được cử cất quân đánh chiếm vùng đất từ đèo Cù Mông tới Thạch Bi Sơn của Chămpa và đặt làm phủ Phú Yên. Nhờ công lao này, Văn Phong được chúa Nguyễn Hoàng giao cho trấn thủ vùng đất này.

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky36
Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1611 dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên

Năm 1620, khi quốc vương Chân Lạp muốn đặt quan hệ thông gia với chúa Nguyễn (vì muốn có đồng minh để đối trọng với Xiêm La), công nữ Ngọc Vạn đã trở thành Hoàng hậu của Chey chetta II. Nhờ cuộc hôn nhân này, với công lao to lớn của nàng Ngọc Vạn, vào năm 1623, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thương lượng thành công với Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II, tiến hành lập hai th­ương điếm là Prei Nokor (tên gọi cũ của Sài Gòn, ở vị trí tư­ơng ứng với Chợ Lớn hiện nay) và Kas Krobey (vùng Bến Nghé xưa, ở vị trí tương ứng với Sài Gòn ngày nay) để thu thuế. Ngoài ra, dân xứ Đàng Trong được quyền di cư, sinh sống và tự vệ ngay tại mảnh đất Thủy Chân Lạp.

Thế nhưng tướng Văn Phong khi xưa sinh lòng phản, kết thân với người Chăm kích động họ chống lại chúa Nguyễn vào năm 1629. Lúc này tân chúa cử phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đem quân đánh dẹp, lập ra dinh Trấn Biên. Còn Lương Văn Chính chiêu tập lưu dân khai khẩn đất hoang lập ra nhiều thôn ấp của người Việt, sát nhập toàn bộ khu đất mới vào đất Đàng Trong, thành địa bàn căn bản của chúa Nguyễn.

Không những thế, ngay từ đầu thế kỷ XVII, đã bắt đầu có những nhóm cư dân người Việt ở Thuận – Quảng đi thẳng vào khu vực Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hoà) tiến hành khai khẩn đất hoang, lập ra những làng ngư­ời Việt đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ.

Quay trở lại vấn đề người Chăm, lo ngại về việc họ luôn có tâm lí nổi dậy, lại có quan hệ thông thương mật thiết với Bồ Đào Nha, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả người con gái của mình, tên Ngọc Khoa cho Pôrômê – vua Chiêm Thành. Và cũng chính triều đại Pôrômê đánh dấu bước suy thoái tột độ của đất nước này, và vương quốc Chiêm Thành chính thức sụp đổ.

Nguyễn Cư Trinh, nhà chiến lược phò tá Nguyễn Phúc Nguyên hoàn tất quá trình mở cõi Nam Bộ hồi giữa thế kỷ XVIII đã tổng kết rất chính xác rằng: “Đời trước lập Gia Định, tất trước mở xứ Mỗi Xoài, rồi mở xứ Đồng Nai, để cho quân dân hoàn tụ, rồi mới mở xứ Sài Gòn, thế là lấy ít đánh nhiều, lấn dần như tằm ăn” (trích Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn).

Mở rộng cánh cửa giao thương với nước ngoài

Đối với các nước châu Á, Nhật Bản là đối tượng số một mà chúa Sãi hướng tới. Thời kì này với những chính sách ưu đãi của chúa Nguyễn, các thương nhân Nhật Bản không chỉ đến để làm ăn, mà còn lấy vợ và định cư luôn ở Hội An. Mối quan hệ giao thương Việt – Nhật càng được gắn chặt khi  người con gái nuôi – Ngọc Hoa của chúa Nguyễn Phúc Nguyên kết hôn với thương gia Nhật Bản- Araki Sotaro ở Nagasaki. Người con rể này có tên Việt là Nguyễn Thái Lang (do chúa đặt), vốn thuộc dòng dõi samurai ở Kumamoto đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An vào năm 1619. Nguyễn Phúc Nguyên đã cho mở rộng thương cảng Hội An trở thành thương cảng chính của cả Đàng Trong lẫn Việt Nam, thậm chí là khu vực Đông Nam Á.

thu-nguyen-phuc-nguyen
Bức thư Thụy Quốc Công Nguyễn Phúc Nguyên gửi cho Tokugawa Ieyasu.
Trên thư đóng dấu ấn triện Trấn thủ tướng quân chi ấn (鎮守將軍之印), cùng dòng chữ: An Nam quốc thiên hạ thống binh đô nguyên soái Thụy Quốc công (安南國天下統兵都元帥瑞國公).

Bên cạnh thuyền buôn Nhật Bản, thuyền buôn Trung Quốc, Đông Nam Á và nhất là thuyền buôn phương Tây cũng có cơ hội tương tự ở  Hội An. Giáo sĩ Christoforo Borri, cho biết Chúa Nguyễn Phúc  Nguyên  “không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hoá của họ”. Và Hội An  ngày đó trở thành một đô thị, cảng thị quốc tế tiêu biểu ở khu vực châu Á.

Qua Đời

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên qua đời 19/11/1635, hưởng thọ 73 tuổi. Lăng mộ táng tại Sơn Phận, huyện Quảng Điền; sau cải táng về vùng núi Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên. Tên lăng là Trường Diễn. Con trai ông là Nguyễn Phúc Lan lên kế nghiệp, tức Thượng vương.

Như vậy, trong 22 năm ở ngôi (1613 – 1635), chúa Nguyễn Phúc Nguyên không chỉ hoàn thành tâm nguyện của cha, mở rộng cương vực lãnh thổ về phía Nam, mà còn đưa kinh tế hàng hóa phát triển lên tầm cao mới. Cha Tiên – con Phật quả nhiên huy hoàng !

Chúa Sãi, Nguyễn Phúc Nguyên
3.3 (65%) 4 votes

xem thêm

  • Chúa Thượng, Nguyễn Phúc Lan
  • Chúa Tiên, Nguyễn Hoàng
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
  • Những hàm oan nghiệt ngã trong cuộc đời công chúa Ngọc Hân
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Lăng Dục Đức (An Lăng)
  • Giai thoại về hậu cung vua Thành Thái
  • Chùa Láng
  • Vua Thiệu Trị và những giai thoại thú vị
  • Công tử Hai Miêng tay giang hồ được thờ tự ở đất Sài Gòn
  • Vua Hàm Nghi một tâm hồn việt ở chốn lưu đày (phần 4)
  • Lăng Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Chúa Nguyễn

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam