• Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sự Kiện Lịch Sử
  • Hình Ảnh Lịch Sử
  • Nhân Vật Lịch Sử
  • Địa Danh Lịch Sử
  • Liên hệ

Lịch Sử Việt Nam

Hình ảnh - Sự kiện - Nhân vật lịch sử

  • Nhà Nguyễn
    • Vua nhà Nguyễn
    • Lăng Tẩm Nhà Nguyễn
You are here: Home / Văn Hóa Việt Nam / Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt

Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt

19/11/2016 by Lịch Sử Việt Nam

Bát trân xưa là 8 món ăn quý nhất của người Việt Nam, nó hiếm đến mức không phải vị Vua nào cũng được thưởng thức hết tất cả 8 món trên, vì nguyên liệu làm các món này hiếm và không phải lúc nào cũng có sẵn trong dân gian.

bat-tran-xua
Bát trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt

Mục Lục

  • 1 Bát trân xưa
    • 1.1 Nem công
    • 1.2 Chả Phượng
    • 1.3 Da tây ngưu
    • 1.4 Bàn tay Gấu
    • 1.5 Môi Đười Ươi
    • 1.6 Thịt Chân Voi
    • 1.7 Yến Sào
    • 1.8 Gân Nai
    • 1.9 xem thêm
    • 1.10 Bình Luận

Bát trân xưa

Ngày nay nhiều món trong bát trân đã bị thất truyền, do công thức nấu các món này rất cầu kỳ và tỉ mỉ chỉ hợp với lối ẩm thực cung đình xưa, hoặc do nguyên liệu làm ra các món này đã bị tuyệt chủng hoặc bị đưa vào sách đỏ cấm săn bắn giết mổ, tỷ như Tây Ngưu (Tê Giác 1 sừng) thì cả Việt Nam ngày nay không còn con nào vì đã bị tuyệt diệt hết rồi.

Bát trân bao gồm 8 món: nem công, chả phượng, da tây ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi, yến sào. Vì hiếm nên nó chỉ dùng trong ẩm thực cung đình, để vua ngự thiện còn người dân bình thường chỉ nghe tiếng chứ khó lòng mà biết được mùi vị nó thế nào.

Nem công

Chim công người xưa gọi là con khổng tước, mật của chim khổng tước rất độc thường được dùng để điều chế độc dược, nhưng da và thịt lại có tính giải độc cao nên các bậc vua, chúa rất thích dùng. Da và thịt cũng chính là nguyên liệu chính để làm ra món nem này.

chim-cong-khong-tuoc
Khổng Tước

Chả Phượng

Chả này đặc biệt chỉ được chế biến từ thịt chim trống, vì con phượng là con chim trống còn con mái gọi là hoàng. Sau khi bắt được chim trống thì đầu bếp cắt tiết, nhổ lông sống không nhúng vào nước sôi, bỏ hết tạng, lọc da và chỉ lấy thịt nạc để chế biến.

Ngày nay một số nhà hàng có tái hiện lại 2 món ăn này, nhưng nguyên liệu làm ra 2 món này không phải là chim công và chim phượng, chỉ trang trí theo lối cung đình ngày xưa cho bắt mắt

Da tây ngưu

Tây ngưu là con tê giác, ngày xưa ông bà thường kể tây ngưu khi đi uống nước ở suối, nhìn xuống thấy bộ dạng mình xấu xí quá, con vật quậy cho nước đục ngầu mới uống. Để làm món này người ta chỉ lấy phần da trong nách, vì các phần da khác của tây ngưu rất dày, dùng dao đâm cũng không thủng

Da đem ngày phơi nắng, tối lại sấy lửa suốt 100 ngày liền, sau đó tẩm rượu một tháng, phơi khô, cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Khi muốn chế biến da tê ngưu, người ta phải ngâm nó vào nước tro thảo mộc bảy ngày bảy đêm, rửa sạch, đem đi hấp cách thủy. Sau đó mới đem thái mỏng để ăn như nem, giòn và thơm.

Bàn tay Gấu

Bàn tay gấu, là phần chi trước của con gấu, Nhúng bàn tay gấu vào mỡ đun sôi đủ một trăm lần mới làm lông, sau đó nấu cùng nhiều vị thuốc bổ khác trong thời gian dài.

Môi Đười Ươi

Đười ươi còn được gọi là dã nhân hay người rừng, nó có đôi mắt và đặc biệt là cặp môi rất to. Ngày xưa để bắt được đười ươi rất khó, nên món này đặc biệt chỉ dành cho vua, chúa. Vì tập tính hay bắt chước nên người ta rải dép và rượu trên đường đi, đười ươi đi dép và uống rượu như loài người mà nó từng thấy, đợi đến khi vừa say vừa đi xiêu vẹo người ta mới bắt được nó

Thịt Chân Voi

Con voi thời xưa rất quý, thường được dùng để đi đầu trong các buổi tế lễ và đặc biệt biệt hữu dũng khi ra chiến trường. Thịt voi vốn nhạt nhẽo không ngon, nên khi voi chết người ta chỉ lấy ngà và phần da dưới chân voi rất dòn và ngon

Yến Sào

Chim yến làm tổ bằng nước bọt vào vách đá caov tạo nên cái tổ có hình dạng một nửa chén trà. Tổ yến mới làm xong gọi là tổ yến thô. Qua quá trình vệ sinh, tinh chế tổ yến, ta có yến sạch để làm nguyên vật liệu chế biến thành các món ăn. Tổ yến có công dụng bồi bổ thần kinh, gân cốt đến chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ.

to-yen
Tổ yến sau khi được làm sạch

Gân Nai

Gân nai có thể chế biến thành nhiều món rất ngon. Để có gân nguyên liệu, đùi nai được thui lửa, cạo sạch lông, cho vào nước luộc mềm rồi xẻ tách lấy gân bằng dao nhọn. Tiếp đó, gân nai được nấu trong nước có ít muối và giấm đến khi mềm mại, trắng tinh. Việc còn lại là cắt khúc, hầm chung với tôm khô, măng, củ đậu, chả lụa… và các vị thuốc trong nước luộc gà đã lọc trong veo.

Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
4.4 (88.33%) 12 votes

xem thêm

  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Triều đại nhà Nguyễn
  • Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ (Phần 3)
  • Hồ Thị Chỉ và duyên tình trái ngang với 2 vị vua Nguyễn
  • Lệ “tứ bất” của triều Nguyễn có thực sự tồn tại?
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Công tử Hai Miêng tay giang hồ được thờ tự ở đất Sài Gòn
  • Bí ẩn về kho báu tuyệt mật của vua Minh Mạng
  • Lễ mừng thọ 40 tuổi của Vua Khải Định
  • Chùa Láng
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn

Bình Luận

Bình Luận

Filed Under: Văn Hóa Việt Nam Tagged With: Ẩm thực cung đình Huế, vua ăn gì

Tìm Kiếm

Các Triều Đại Phong Kiến Việt Nam

  • TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Lãnh Thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky72

Bài Viết Mới

  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
  • Tình sử vua Duy Tân, đãi cát tìm người trong mộng
  • Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
  • Trang phục hoàng gia nhà Nguyễn
  • Bát Trân xưa, 8 món ăn quý nhất của người Việt
  • Thịt Dê và ẩm thực cung đình nhà Nguyễn
  • Con số 13 bí ẩn gắn liền với cuộc đời vua Bảo Đại
  • Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp qua ảnh
  • Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
  • Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn
Website: www.lichsunuocvietnam.com ra đời với mong muốn giúp mọi người thêm yêu mến và hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi ý kiến đóng góp của độc giả, xin gửi về địa chỉ email sau: lichsunuocvietnam.com@gmail.com
  • Giới Thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
DMCA.com Protection Status

© Copyright 2016 Lịch Sử Việt Nam